Xưng đế ở Trung Nguyên Liêu_Thái_Tông

Liêu Thái Tông bèn tự xưng là hoàng đế Trung Quốc, phủi sạch mọi lời hứa mà ông từng hứa với Triệu Diên ThọĐỗ Trọng Uy. Ông phong cho Thạch Trọng Quý làm Phụ Nghĩa hầu (một danh hiệu mang ý nghĩa bêu xấu) và dời nhà họ Thạch lên một nơi hoang vắng nằm sâu trong nội địa nước Liêu, cách xa Trung Nguyên. Gần như hầu hết các quan lại Hậu Tấn và các tiết độ sứ đều quy phục ông, công nhận ông là hoàng đế, ngoại trừ hai trấn ở biên giới phía tây, Sử Khuông UyHà Trọng Kiến từ chối sự thống trị của người Liêu. Lo sợ thế lực của quân đội Tấn vẫn còn tồn tại, Liêu Thái Tông có ý giết hết quân sĩ Hậu Tấn, nhưng Triệu Diên Thọ ngăn lại, chỉ ra rằng nếu là như vậy chẳng khác gì mở cửa Trung Nguyên cho Hậu ThụcNam Đường tiến vào. Ông bắt các tiết độ sứ của triều Tấn đến Đại Lương xưng thần với ông, trong khi đưa các tướng Liêu (có cả người Khiết Đan và người Hán, đến thống lĩnh các phủ tiết độ. Tin tưởng rằng nền cai trị của ông ở Trung Nguyên là vững vàng, ông dành nhiều thời gian tiệc tùng chè chén, và nói với các quan lại Trung Nguyên rằng:"Chúng ta biết rất nhiều về Trung Quốc, nhưng bọn chúng mày chả biết gì về nước tao đâu." Để chúc mừng đại thắng vang dội của ông, Thuật Luật thái hậu cho gửi rượu, trái cây và món ăn ngon từ Khiết Đan đến Đại Lương. Mỗi khi uống rượu của Thái hậu đem đến, ông đều đứng mà uống, nói: "Những thứ này do thái hậu ban cho. Quả nhân không dám ngồi mà dùng."[35]

Tuy nhiên, trong khi đang ngất ngây trong chiến thắng, Liêu Thái Tông dần xa lánh với người dân ở vùng đất mà ông mới chinh phạt được. Triệu Diên Thọ dâng biểu xin thu thuế để có quân lương cho quân sĩ viễn chinh, Liêu Thái Tông đáp rằng, "Ở nước ta không có chế độ đó". Rồi ông cho quân Liêu cướp phá các làng mạc, gọi đó là "đả thảo cốc". Điều này dẫn đến việc người Hán bị giết với số lượng lớn, từ già đến trẻ phải dắt díu nhau trốn trong hầm mong thoát nạn. Chẳng được bao lâu, những vùng đất nổi tiếng nhộn nhịp trù phú bao gồm Đại Lương và Lạc Dương, cùng với các châu Trịnh,[36] Hứa,[37] Tào,[38] và Bộc đều trở nên điêu tàn. Ông cũng ra lệnh buộc dân cư ở các châu quân nơi mà quân Liêu đi qua phải ra khỏi thành gọi là để nghênh đón quân Liêu, nhưng thực chất là bắt dân về phương bắc. Điều này dẫn đến sự oán giận của người Hán ngày càng tăng, họ quyết tâm đánh đuổi quân Liêu.[35]

Một trong số các tiết độ sứ của triều Tấn, mặc dù đã quy phục triều Liêu, nhưng không đến Đại Lương yết kiến Liêu Thái Tông, chính là Tiết độ sứ Hà Đông Lưu Tri Viễn. Ông ta tìm cớ để ở lại Thái Nguyên nhưng chưa ra mặt chống đối người Liêu. Liêu Thái Tông cố gắng buộc ông ta thần phục bằng cách sai sứ đến chỗ Thái Nguyên và ban cho ông ta một cây roi (thứ này Liêu Thái Tông trước kia chỉ ban cho một người là chú của ông, Gia Luật An Đoan) và sai nhắn với ông ta là, "Người không phụng sự cho Nam triều (tức Hậu Tấn, vì khi Liêu nam hạ, Lưu Tri Viễn đã không có hành động gì để cứu triều đình), mà nay cũng không thần phục Bắc triều. Ngươi đang có ý gì?" Trong khi đó, Cao Tùng Hối, người cai trị trên thực tế của Kinh Nam, dâng biểu thần phục Liêu Thái Tông, và dâng cống phẩm. Liêu Thái Tông cũng gửi ngựa để đáp lại, nhưng mặt khác Tùng Hối cùng gửi thư cho Tri Viễn, khuyến tiến. Hoàng đế Nam ĐườngLý Cảnh cũng sai sứ đến chỗ Liêu Thái Tông chúc mừng, và xin được cử người đến trông nom tu sửa lăng tẩm triều Đường (vì Lý Cảnh tự xưng là con cháu và người thừa kế hợp pháp của Nhà Đường). Liêu Thái Tông không theo, nhưng cũng cử sứ đến đáp tạ hoàng đế Nam Đường.[35]

Trong khi đó, với việc các tiết độ sứ bị triệu tập đến Đại Lương, nhiều trấn bắt đầu nổi dậy chống Liêu, khởi đầu là Bảo Nghĩa[39]), quân lính giết chết tiết độ phó sứ Lưu Nguyện, ủng hộ người của họ là Triệu Huy lên thay và tuyên bố kháng Liêu. Không lâu sau, Lưu Tri Viễn xưng đế ở Hà Đông, ban đầu chưa đặt quốc hiệu, sau mới đặt là Hán. Nghe được tin đó, nhiều tiết độ sứ có tư tưởng kháng Liêu đã tuyên bố thần phục Lưu Tri Viễn. Các cuộc nổi dậy càng ngày càng quyết liệt, Liêu Thái Tông phải than rằng, Quả nhân không biết là người Trung Quốc khó trị đến vậy. Ông cử một vài tiết độ sứ trở về trấn của họ cùng với quân Liêu hộ tống phía sau, nhưng không thể dập tắt được các cuộc nổi dậy.[35]

Cuối mùa xuân năm 947, vì mệt mỏi khi phải đối phó với những cuộc nổi loạn, Liêu Thái Tông triệu tập các quan đến Đại Lương, nói với họ: Trời đã sắp vào hạ. Quả nhân khó mà có thể ở lại. Hãy cho ta trở về đại quốc [tức nước Liêu] để trọn đạo hiếu với Thái hậu. Quả nhân sẽ để lại một người đáng tin làm tiết độ sứ. Ông chuẩn bị đưa toàn bộ các cựu thần nhà Hậu Tấn theo ông lên miền bắc, nhưng có người khuyên ông rằng làm như vậy sẽ khiến Đại Lương rơi vào tình trạng mất kiểm soát, vì thế ông chỉ đưa theo những quan chức cao cấp, còn lại vẫn để họ ở Đại Lương. Ông bổ nhiệm anh rể (anh trai của Thuật Luật hoàng hậu) là Thuật Luật Hàn (hay Tiêu Hàn) làm Tiết độ sứ Tuyên Vũ, và để Tiêu Hàn phụ trách phòng ngự Đại Liêu, trong khi bản thân ông rút quân khỏi Trung Nguyên.[35]